Close
Close

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍTỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Search

Tin tức / Tin liên quan

 

Đăk lăk: Tái canh diện tích Cà phê già cỗi

21/11/2011

539 lượt xem

(Nguồn: báo Đăk lăk) Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, Dak Lak nói riêng đang chiếm tỷ lệ khá cao và không ngừng tăng lên, đe dọa sự ổn định của ngành cà phê Việt Nam, và kinh tế người dân. Tuy nhiên, để tái canh loại cây này một cách hiệu quả và mang tính bền vững thì còn cả một chặng đường dài…

Khó khăn trong triển khai

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Dak Lak, toàn tỉnh hiện có 200.193ha cà phê (chiếm gần 40% diện tích cà phê toàn quốc), trong đó gần 30.000 ha được trồng từ trước những năm 1990, chưa kể còn khoảng trên 40.000 ha cà phê dưới 20 năm tuổi nhưng đã có dấu hiệu già cỗi, sinh trưởng kém, ít cành cấp, năng suất và chất lượng thấp… mà nguyên nhân là do cây cà phê trồng tại một số vùng đất không phù hợp, giống cây và quá trình đầu tư chăm sóc không bảo đảm…

Theo nhận định của các nhà chuyên môn: khoảng 5 – 10 năm tới, toàn tỉnh sẽ có gần 50% diện tích cà phê bị “lão hóa”, hết chu kỳ kinh doanh, phải cưa đốn, phục hồi, hoặc trồng mới. Tuy nhiên, đối với hầu hết người dân Dak Lak, cà phê là loại cây trồng chủ lực, gắn bó lâu đời và đem lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân, trong khi để tái canh cây cà phê và chờ đến lúc cho thu hoạch thì phải mất 5 – 6 năm đầu tư không có lãi (cà phê già cỗi khi nhổ bỏ phải đợi 2 – 3 năm sau mới có thể tái canh lại, và trồng mới cũng phải đầu tư, chăm sóc sau 3 năm thì cây bắt đầu cho quả). Tại nhiều địa phương trong tỉnh, bà con thực hiện tái canh cà phê không đúng kỹ thuật do tâm lý nóng vội, xử lý đất không tốt, lại trồng mới ngay sau khi nhổ bỏ cà phê cũ nên cây thường kém phát triển, nhiều sâu bệnh.

Kết quả nghiên cứu đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Ea Kmat) cho thấy: các diện tích cà phê già cỗi sau 20 – 30 năm khai thác tuy không có triệu chứng rõ rệt của bệnh vàng lá, nhưng khi nhổ bỏ để trồng ngay lại chu kỳ mới thì cây thường bị vàng lá, rễ tơ thối sau 2 – 3 năm đầu, cây phát triển kém và có thể chết. Nguyên nhân của bệnh trên được xác định là do tuyến trùng Pratylenchus coffeae và 2 loại nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporum gây nên hội chứng vàng lá, thối rễ trên cây cà phê kinh doanh cũng như cà phê kiến thiết cơ bản tái canh trên đất cũ.

(028) 382 562 58

Hotline liên hệ

lienhe@pvfcco.com.vn

Email liên hệ

Số 43 Mạc Đĩnh Chi

P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-STTTT do Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Ban Biên tập: Ban Tiếp thị và Truyền thông PVFCCo

Đã thông báo Bộ Công Thương

Copyright © 2020 PVFCCo.

Top