Hồ tiêu là cây lâu năm với bộ rễ nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi các loại dịch hại nguy hiểm có sẵn trong đất. Do đó, để cây ra hoa và đậu quả tốt, bà con cần hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cây, hiểu loại phân, lượng phân. Đặc biệt nhất, cần hiểu cách bón phân sao cho đầy đủ, hợp lý theo từng thời kỳ sinh trưởng trong năm.
Mách bà con mình một số tuyệt chiêu bên dưới. Hãy cùng Phú Mỹ duy trì vườn tiêu phát triển ổn định, cho năng suất trên mức có lãi bà con nhé!
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY HỒ TIÊU
Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu khá cao. Từ năm thứ 3 sau trồng, cây cần nhiều nhất là đạm, sau đó đến kali rồi mới đến lân, vôi, magie và các chất khoáng khác. Cách bón phân qua các năm như sau:
– Từ 1 năm đến 3 năm: bón lót (đầu mùa mưa), bón giữa mùa mưa, bón cuối mùa mưa;
– Từ 4 năm trở đi: bón sau thu hoạch và trước ra hoa, bón vào giai đoạn nuôi trái, chắc hạt.
GIAI ĐOẠN RA HOA
Giúp cây ra nhiều hoa và khả năng đậu trái tốt:
– Đối với phân bón nền: Có tác dụng giữ ẩm, giúp cây có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt;
– Bón bổ sung vôi: giúp cây hút canxi, tăng độ pH, giảm độ chua trong đất, tăng độ hấp thu của rễ;
– Đối với phân bón qua lá: Có tác dụng kích thích cành, tạo gié;
– Bổ sung thêm Bo: giúp tăng cường sự nở hoa và đậu trái cho cây hồ tiêu.
GIAI ĐOẠN CHẮC NHÂN
Giúp trái lớn và cho năng suất cao:
– Bón phân NPK Phú Mỹ dưới gốc giúp cây sinh trưởng, phát triển và nuôi trái tốt;
– Bón thêm phân chuồng: cung cấp dinh dưỡng và vi lượng cho cây hồ tiêu;
– Bổ sung canxi: tăng độ pH trong đất giúp hạt cứng chắc và trọng lượng hạt nặng;
– Bổ sung các chất vi lượng như: Mo và magie nhằm tăng năng suất, chắc hạt.