Close
Close

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍTỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Search

Để mãng cầu ta sai quả, trái ngon

10/08/2013

2245 lượt xem

(Nguồn: NTNN) Hiện có rất ít nghiên cứu về nhu cầu phân bón cho mãng cầu ta. Trong thời kỳ cây con, có thể bón 30 – 50gr urê/cây sau khi trồng, lần/tháng.

Khi cây trưởng thành (chuẩn bị bói trái) có thể bón khi mãng cầu ra hoa khoảng 40 – 50 ngày bằng loại phân bón chuyên dùng AT-2 (NPK = 7-17-12) hoặc NPK (6-12-12 + TE); NPK (7-14-14 + TE) với lượng bón 0,3 – 0,4 kg/cây. Nếu cây trên 5 tuổi bón với lượng 0,4 – 0,5 kg/cây. Trong giai đoạn này để hỗ trợ cho quá trình hình thành mầm hoa có thể sử dụng thêm phân bón lá có tỷ lệ P, K cao như  NPK( 6-30-30); NPK (10-30-10); NPK (15-30-15) và những loại phân có chứa thêm Ca, Zn, B để tăng cường thêm hiệu quả khi thụ phấn, tăng tỷ lệ đậu trái.

Khi cây đã thụ phấn và hình thành trái lứa đầu cần bón phân chuyên dùng nuôi trái AT-3 (NPK = 14-10-17) hoặc phân NPK (20-0-20); NPK (18-6-12). Giai đoạn này cần bổ sung phân bón lá có tỷ lệ N cao giúp trái lớn nhanh (to trái) như: NPK(30-10-10).

Khi cây đã có lứa trái thứ 2, thứ 3 (khoảng 30 – 45 ngày sau lần bón trước) chuyển sang bón phân có tỷ lệ K20 cao hơn để giúp tăng trọng lượng và tăng độ Brix (tăng chất lượng trái). Có thể lựa chọn những loại phân sau: AT-3 (14-10-17); NPK (12-12-17); NPK (12-6-18). Giai đoạn này cần bổ sung thêm phân bón lá: NPK (12-0-40 + 3Ca0); NPK (10-10-30); HK (7-5-44).

Ngoài các loại N, P, K, cây Mãng cầu còn dễ bị thiếu Kẽm (Zn) và Bore (B). Có thể cung cấp bằng cách phun dung dịch Sunfate kẽm 0,1% định kỳ (1 lần/tháng) và rải 2 gr Borax/ gốc trong phạm vi tán cây. Cây Mãng cầu ta còn cần nhiều Ca và Mg, nếu bón đủ cây sẽ cho trái to và ngọt hơn.

Mãng cầu ta thường ra hoa tháng 3 – 4 dương lịch và sẽ bị rụng nếu thiếu nước (do mùa mưa chưa bắt đầu). Tưới nước giúp phát triển những chồi mang hoa và giúp tỷ lệ đậu trái tăng, đồng thời sẽ thu hoạch sớm hơn so với bình thường. 

Tỉa cành: Đối với cây tơ không cần tỉa cành, chỉ cần loại bỏ những cành chết hoặc sâu bệnh. Đối với Mãng cầu sau 4 năm tuổi, người ta tiến hành tỉa cành khi cây bắt đầu qua giai đoạn rụng lá.

Có một số loại sâu bệnh chính cần chú ý phòng trừ trên cây Mãng cầu như: Sâu đục trái có thể làm thất thu 50 – 90% số trái, phòng ngừa bằng cách bao trái và phòng trị sâu bằng các loại thuốc lưu dẫn thông dụng. Rệp sáp chích hút đọt, cuống trái và trái non làm giảm trọng lượng và phẩm chất trái, phòng trị bằng các loại thuốc trị rầy. Ruồi đục trái tấn công trái chín ở Mãng cầu, phòng ngừa bằng biện pháp bao trái và dùng bẫy dẫn dụ ruồi (Ruvacon) hoặc chế phẩm RĐT-09.

TS.Nguyễn Đăng Nghĩa

Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón & Môi trường phía Nam

(028) 382 562 58

Hotline liên hệ

lienhe@pvfcco.com.vn

Email liên hệ

Số 43 Mạc Đĩnh Chi

P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-STTTT do Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Ban Biên tập: Ban Tiếp thị và Truyền thông PVFCCo

Đã thông báo Bộ Công Thương

Copyright © 2020 PVFCCo.

Top