Từ ngày 31/7 đến ngày 3/8/2012, PVFCCo tổ chức chuyến tham quan và học tập tại Viện lúa quốc tế Philippines (IRRI) cho các đối tượng là nông dân sản xuất giỏi, cán bộ nông nghiệp đang làm việc tại các Sở nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật trên 37 tỉnh thành cả nước.
Tham gia công tác cùng đoàn có Ông Phạm Văn Dư, Cục phó cục trồng trọt kiêm phụ trách VP phía Nam đã có ngày làm việc với IRRI. Mặc dù thời tiết xấu kèm theo mưa bão nhưng không cản bước của từng thành viên của Đoàn tham gia các hoạt động cũng như niềm hồ hởi khi bước chân vào Viện lúa IRRI.
Sau hơn 2 giờ đồng hồ di chuyển và đến Viện lúa lúc 8h ngày 1/8, điều đầu tiên ấn tượng Đoàn là sự bạt ngàn xanh mát của những cánh đồng lúa mẫu. Phần lớn mặt trước của Viện là những ô ruộng nhỏ, rất đều nhau, trông khá đẹp mắt. Những ô ruộng này được trồng thử nghiệm các giống lúa mới nghiên cứu. Ngay tại đây, các chuyên gia IRRI giới thiệu có đến hàng trăm loại giống lúa có thể thích ứng nhiều dạng thổ nhưỡng, môi trường khác nhau, có khả năng chống chọi sâu bệnh, sự khắc nghiệt của môi trường… Và ô ruộng khiến mọi người dừng chân lâu nhất cũng như đặt nhiều câu hỏi nhất là ô ruộng thử nghiệm và chọn lọc giống lúa chịu ngập nước.Khi đoàn đến tham quan thì các giống lúa đang thử nghiệm chịu ngập nước đã được 16 ngày.
Chào mừng và tiếp đoàn đầu tiên là TS V.Bruce Tolentino, Phó Tổng giám đốc Viện là những câu chào hỏi, xã giao bằng Tiếng Việt rất “sõi” làm cho cả Đoàn hết sức ngạc nhiên lẫn khâm phục. Ông rất cởi mở hoan nghênh Đoàn đến tham quan, Ông cũng đã giới thiệu sơ bộ về Viện, về lịch trình của Đoàn sẽ làm việc tại Viện. Và để cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình ấy, Đại diện Đoàn có ông Phạm Văn Dư, Ông Đặng Hữu Thắng và Ông Mai Minh Phương đã tặng một món quà nhỏ đến Viện là một bức tranh thêu XQ – “đặc sản” của Việt Nam .
Tiếp theo đó, Đoàn được nghe trình bày các dự án của các chuyên gia (TS Grant Singleton, TS Casiana Vera Cruz, Ông Christopher Cabardo) về IRRC (trong đó ấn tượng nhất là phương pháp thiết kế hệ thống nước tưới sao cho tiết kiệm), trồng lúa trong điều kiện khí hậu và môi trường không thuận lợi – như: hạn hán, lụt, bão- và kinh tế kỹ thuật (phần này được chú ý nhiều nhất vì chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp cho bà con nông dân việc giảm thiểu tối đa các thất thoát sau thu hoạch)…..
Thông qua các trình bày của các chuyên gia, Đoàn đã có những kiến thức thiết thực và phù hợp với điều kiện vùng Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, sự thỏa mãn được thể hiện trên ánh nhìn chăm chú, trên những cái gật gù đồng ý, thán phục, trên những nụ cười ồ “đắc chí” kèm theo những tràng vỗ tay tán thưởng… Hầu hết mọi người trong Đoàn hiểu được ý nghĩa của chuyến đi đã đạt được như thế nào dù chương trình đang chỉ ở bước khởi đầu, nhưng là một “khởi đầu ấn tượng”.
Tất nhiên, sự thành công của Chương trình không thể nhắc đến sự đóng góp nhiệt tình của Ông Phạm Văn Dư, người vừa là Trưởng đoàn kết nối giữa PVFCCo với Viện lúa IRRI, vừa là phiên dịch cho Chương trình. Với kiến thức sâu rộng của mình, Ông không chỉ phiên dịch các bài thuyết trình của các Chuyên gia mà còn giải thích, làm rõ hơn các vấn đề mà chuyên gia trình bày cũng như mô tả thêm bằng các ví dụ điển hình tại Việt Nam, cụ thể tại các vùng miền trên khắp cả nước để các cán bộ nông nghiệp nắm rõ và cũng đề nghị áp dụng tại địa phương. Điều này khiến cả đoàn cảm nhận được sự chân thành, khoảng cách của các “màu da” không còn mà thay vào đó là tình bằng hữu, sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để cùng phát triển.
Buổi trưa của Đoàn là bữa cơm thân mật tại Caanteen của Viện lúa (sở dĩ tôi gọi là Canteen vì đây là nơi dùng cơm trưa của tất cả các chuyên gia làm việc tại Viện, là nơi mà cuộc sống thường nhật của Viện được thể hiện rõ nét nhất.
Kết thúc buổi sáng làm việc là những chia sẻ đầy lý thú thì bắt đầu buổi chiều là những cuộc trải nghiệm thực tế, được chứng kiến tận mắt những cánh đồng mẫu nơi thử nghiệm những giống lúa, trong đó có giống lúa Thần nông của Việt Nam. Các thành viên của Đoàn cảm thấy thật thích thú, họ xem xét, họ hỏi han, họ chụp hình, họ trầm trồ….và suy diễn đến điều kiện của Việt Nam trong khí trời mưa bão của Philipin. Tất cả diễn ra thật nhanh chóng trong vài giờ đồng hồ. Cuối cùng trong lịch làm việc của Đoàn là tham quan Viện bảo tàng cũng như Ngân hàng Gen – nơi đây đang lưu trữ rất nhiều loại gen trên khắp thế giới (một số người không được tham quan Ngân hàng Gen vì quy định chỉ được có 15 người, nên đi vào tham quan bảo tàng – nơi chứa nhiều vật dụng dùng cho nông nghiệp ở các nước trên thế giới).
Kết thúc một ngày tham quan, hơn cả sự “mỏi nhừ” của đôi chân là niềm vui vì những khám phá mới tại Viện lúa quốc tế. Sự trải nghiệm càng được nhân đôi khi được chia sẻ với nhau tại buổi ăn tối, trong đó có những vị khách mời là các chuyên gia của Viện.
Sau đây là một số hình ảnh liên quan: