Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và sử dụng phân NPK nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á. Việc sản xuất phân NPK đã và đang thực hiện qua việc trộn các loại phân đạm, lân, kali bằng cách thô sơ, thủ công (loại 3 hạt 3 màu) hoặc bằng các công nghệ nén ép, tạo hạt bằng tháp, vo viên đĩa quay hoặc thùng quay (loại 1 hạt 1 màu). Các công nghệ này tồn tại những nhược điểm về kích thước; độ đồng đều của hạt phân và phân bố dinh dưỡng trong từng hạt phân; độ hút ẩm cao, chất lượng, hàm lượng chưa ổn định, dễ chảy nước, đóng bánh, bay hơi, thất thoát dinh dưỡng…gây hạn chế trong việc vận chuyển, bảo quản và nhất là khi sử dụng chăm bón cho cây trồng thì có nguy cơ làm cho cây trồng phát triển thiếu cân đối do dinh dưỡng chưa đầy đủ và đồng đều.
Để khắc phục hoàn toàn những nhược điểm nêu trên, “Công nghệ hóa học” – công nghệ sản xuất NPK hiện đại nhất thế giới- đã ra đời, và đang được áp dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Công nghệhóa học sử dụng các nguyên liệu lỏng là Amoniac, Axitphotphoric, Axit Sulphuaric như H3PO4, NH3, H2SO4 đưa vào ống phản ứng,thông qua các phản ứng hóa họctạo thành hỗn hợp dinh dưỡng có dạngdịch bùn sệt làAmmonium Sulphate, Ammonia phophatevới sự phân bố đồng đều từng nguyên tố và kết nối hóa học bền chặt. Sau đó, hỗn hợp dịch dinh dưỡng này được đưa vào thùng tạo hạt thông qua đường ống khép kín. Trong thùng quay tạo hạt, các nguyên tố dinh dưỡng khác như Kali, trung vi lượng đã được nghiền mịn được đưa vào cùng với hỗn hợp dịch dinh dưỡng, tiếp tục xảy ra các phảnứng hoá học để tạo ra những hạt phân NPK hóa học với sự liên kết bền chặt và đầy đủ các dưỡng chất. Sau khiđượcsấy khô và sàng lọc, chỉ có những hạt phân đảm bảo tiêu chuẩn mới được đưa ra để bọc hạt nhằm hạn chế đóng bánh và giảm thiểu thất thoát dinh dưỡng trong quá trình bảo quản. Cuối cùng, những hạt phân thành phẩm hoàn chỉnh được lấy mẫu ngẫu nhiên để phân tích kiểm tra chất lượng, đạt mọi chỉ tiêu theo quy định rồi mới được đóng bao đưa ra thị trường.