Close
Close

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍTỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Search

Tin tức / Tin liên quan

 

Xuất khẩu phân bón: Điều tiết hợp lý

26/11/2012

407 lượt xem

(Nguồn: Báo Công thương) Bộ Công Thương cho biết, dự báo nhu cầu sử dụng phân bón sẽ ổn định từ nay đến cuối năm và cả trong vụ đông xuân 2012- 2013. Trong nước đã chủ động được nguồn phân urê, một số doanh nghiệp đang xuất khẩu ở mức độ hợp lý. Ổn định nguồn phân bón Theo Bộ Công Thương, hiện các nhà máy sản xuất phân bón vẫn hoạt động ổn định. Cùng với đó, lượng hàng tồn kho trên thị trường khá lớn, cộng thêm lượng hàng nhập khẩu sẽ tăng tổng lượng cung lên khoảng 850.000 tấn. Như vậy, lượng phân bón cho vụ đông xuân tới sẽ được bảo đảm. Hiện giá phân bón có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, giá các loại phân bón hiện phổ biến ở mức: urê 9.700- 10.000 đồng/kg (giảm 300- 500 đồng/kg); kali 11.400- 12.000 đồng/kg (giảm 200 đồng/kg); riêng DAP 14.000- 14.300 đồng/kg, NPK từ 11.200- 11.500 đồng/kg (ổn định so với tháng 9/2012). Theo dự báo nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp năm 2013 cần khoảng 10,3 triệu tấn phân bón các loại, trong đó có 2,2 triệu tấn phân urê, 850 ngàn tấn SA, 950 ngàn tấn kali, 900 ngàn tấn DAP, 3,8 triệu tấn NPK và 1,8 triệu tấn lân. Một số loại phân bón như urê, NPK, phân lân…, từ năm 2013 trở đi, sản xuất trong nước sẽ đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng phân kali, năm 2013, sản xuất nông nghiệp cần khoảng 950 ngàn tấn và vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn. Điều tiết hợp lý xuất khẩu urê Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, xuất khẩu phân bón từ nay đến cuối năm sẽ giảm so với các tháng trước do cao điểm thời vụ sản xuất đã qua. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại trong tháng 10 đạt 79.681 tấn, kim ngạch 35,9 triệu USD, tăng khoảng 2,4 triệu USD so với tháng 9. Tính đến hết tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu 1,097 triệu tấn phân bón các loại, kim ngạch 467,77 triệu USD. Ông Nguyễn Trí Ngọc- Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam- dự báo: Xuất khẩu phân bón trong các tháng tới sẽ giảm do đã qua giai đoạn cao điểm, chủ yếu vẫn “nhắm” đến các thị trường trong khu vực như: Philippines, Malaysia… Phân NPK, supe lân được xuất khẩu qua Nhật. Ông Nguyễn Duy Khuyến- Tổng giám đốc Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao- cho biết: Công ty đang xuất khẩu supe lân sang Nhật. Ngoài ra, công ty cũng đang xúc tiến để tiếp tục xuất khẩu phân NPK sang Nhật, vì sản phẩm này được đối tác đánh giá đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về phân bón của nước này. Đối với phân urê, theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, bắt đầu từ năm 2012, sản lượng urê sản xuất trong nước đã vượt ngưỡng 2 triệu tấn/năm. Trong đó, Nhà máy đạm Phú Mỹ đạt công suất 800.000 tấn/năm, Nhà máy đạm Cà Mau 800.000 tấn/năm, Nhà máy đạm Ninh Bình 560.000 tấn/năm và Nhà máy đạm Hà Bắc 200.000 tấn/năm (hiện đang nâng công suất lên 500.000 tấn/năm). Như vậy, dù Nhà máy đạm Hà Bắc chưa hoàn thành giai đoạn 2, sản lượng urê của nước ta đã tới 2,36 triệu tấn/năm. Theo Tiến sĩ Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)- phần lớn trong tổng số hơn 1 triệu tấn phân bón Việt Nam đã xuất khẩu thời gian qua là phân NPK và khoảng vài chục ngàn tấn phân lân. Hiện Nhà máy đạm Phú Mỹ và Nhà máy đạm Cà Mau đang đề nghị Bộ Công Thương sang năm 2013 được xuất khẩu từ 60.000- 80.000 tấn urê (hiện được xuất khẩu 50.000 tấn). Tiến sĩ Phùng Hà ủng hộ chủ trương này và cho rằng đó là hướng đi hợp lý để các doanh nghiệp sớm tiếp cận thị trường, chuẩn bị cho các năm tới, khi sản xuất urê trong nước cung đã vượt cầu, các nhà máy hoạt động ổn định. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại trong tháng 10 đạt 79.681 tấn, kim ngạch 35,9 triệu USD. Tính đến hết tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu 1,097 triệu tấn phân bón các loại, kim ngạch 467,77 triệu USD.
(028) 382 562 58

Hotline liên hệ

lienhe@pvfcco.com.vn

Email liên hệ

Số 43 Mạc Đĩnh Chi

P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-STTTT do Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Ban Biên tập: Ban Tiếp thị và Truyền thông PVFCCo

Đã thông báo Bộ Công Thương

Copyright © 2020 PVFCCo.

Top