(Nguồn: CafeF) – Giá trị tài sản ròng (NAV) đạt 1.520 tỷ, tăng 222 tỷ so với năm 2011 trong đó hơn 30% NAV của VF1 đầu tư vào 2 cổ phiếu DPM và VNM. Đến 21/2/2013, NAV của VF1 đạt hơn 1.688 tỷ đồng.
Theo báo cáo kiểm toán năm 2012 của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), năm 2012 VF1 lãi 221 tỷ trong đó:
-Về kết quả đã thực hiện: Thu nhập từ hoạt động đầu tư lỗ 197,4 tỷ đồng (cổ tức được nhận 85,3 tỷ, lãi tiền gửi 18,63 tỷ nhưng lỗbán chứng khoán hơn 304 tỷ đồng) trong khi khoản này năm 2011 chỉ lỗ gần 11 tỷ đồng.
-Chi phí (bao gồm phí quản lý quỹ, phí lưu ký, giám sát) hơn 34,2 tỷ đồng, giảm 12,6% so với năm 2011.
-Về kết quả chưa thực hiện: Thu nhập đánh giá lại các khoản đầu tư năm 2012 đạt 522,6 tỷ đồng, gấp 8 lần năm 2011; trong khi chi phí chênh lệch lỗ đánh giá lại các khoản đầu tư chỉ 69 tỷ đồng, giảm 91% so với năm 2011, như vậy kết quả hoạt động ròng chưa thực hiện (cổ phiếu chưa bán ra) năm 2012 lãi 453 tỷ đồng.
Tính chung, lợi nhuận năm 2012 của VF1 lãi 221,7 tỷ đồng trong khi năm 2011 lỗ hơn 827,9 tỷ đồng.
Tổng tài sản của VF1 tính tại thời điểm 31/12/2012 đạt gần 1.530 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm trước. Giá trị tài sản ròng (NAV) đạt 1.520 tỷ, tăng 222 tỷ so với năm 2011.
Trong đó, tiền gửi chiếm 9% (tương đương 136,4 tỷ đồng), danh mục cổ phiếu niêm yết gồm hơn 37,37 triệu cổ phiếu, có giá trị gần 1.100 tỷ đồng, tương đương 72% tổng tài sản, cổ phiếu OTC có giá trị 78,5 tỷ đồng, chiếm gần 5% tổng tài sản, trái phiếu chiếm 28,8 tỷ đồng (2% tổng tài sản) và tài sản khác đạt 187 tỷ đồng, chiếm 12% tổng tài sản.
Tỷ trọng danh mục cổ phiếu niêm yết nắm giữ của VF1 – Đơn vị: cổ phiếu
Còn nếu so với giá trị đầu tư, hơn 30% NAV của VF1 đầu tưvào 2 cổ phiếu DPM và VNM, 3 cổ phiếu khác trên 5% NAV là PVD, FPT và NTL. Tuy nhiên trong quý 1/2013 VF1 đã đăng ký bán ra gần 800.000 cổ phiếu NTL, giảm sốlượng nắm giữ từ hơn 5 triệu đơn vị xuống còn 4,25 triệu cổ phiếu vào ngày 8/2/2013.
Tỷ trọng giá trị thị trường của cổ phiếu niêm yết trên tổng tài sản
Trong cuộc họp gần nhất, Ban đại diện Quỹ đã thống nhất xem xét chủ trương chuyển đổi Quỹ VF1 sang quỹ mở và yêu cầu công ty VFM chuẩn bị phương án thực hiện để trình bày trước Đại hội NĐT sắp tới. Bản thân VFM, VF1 cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đều ủng hộ phương án chuyển sang quỹ mở khi thời hạn đóng quỹ của VF1 đang ngày càng đến gần và nếu phải bán toàn bộ danh mục hơn 1.000 tỷ ra thị trường sẽ tạo áp lực rất lớn lên giá cổ phiếu