Close
Close

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍTỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Search

Tin tức / Tin liên quan

 

Phân bón kém chất lượng: Sẽ siết chặt các “gọng kìm” để hạn chế tối đa

19/04/2012

308 lượt xem

VEN) – Mặc dù thời gian qua, các cơ quan chức năng như: quản lý thị trường, công an, thanh tra…đã tích cực vào cuộc nhưng vấn nạn phân bón kém chất lượng vẫn tiếp diễn gây rối loạn thị trường và gây ra những thiệt hại đáng kể đối với bà con nông dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Trí Ngọc Trao đổi với phóng viên về điều này, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT cho biết, tới đây Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đồng thời tìm phương thức quản lý hữu hiệu, siết chặt các “gọng kìm” để hạn chế tối đa việc phân bón kém chất lượng hoành hành trên thị trường. Hiện nay trên thị trường xuất hiện tình trạng phân bón kém chất lượng. Theo ông, điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất của nông dân? Có thể nói trong thời gian qua, tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón không có trong danh mục xuất hiện ở hầu khắp các địa phương tuy với số lượng không nhiều nhưng đã ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân và ảnh hưởng đến uy tín của một số doanh nghiệp làm ăn chân chính, đứng đắn. Các cơ quan quản lý của Bộ NN&PTNT đã có rất nhiều cố gắng nhằm hạn chế nhưng vẫn còn hiện tượng này. Thời gian gần đây, Bộ NN & PTNT đã ban hành Thông tư 14 xác định rõ những điều kiện, quy định để quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung, phân bón nói riêng để từ đó có cơ sở kiểm tra, giám sát các đơn vị từ sản xuất đến kinh doanh phân bón. Hiện, Bộ đang làm tập trung thí điểm tại 2 địa bàn là Thanh Hóa và Tiền Giang. Dây chuyền sản xuất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ – DPM (PVN) luôn đảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng, được đông đảo bà con nông dân tin dùng… Trên cơ sở tập trung làm thí điểm ở 2 tỉnh này, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đồng thời tìm phương thức quản lý để hạn chế việc phân bón kém chất lượng vẫn còn tồn tại trên thị trường. Mục tiêu của chúng ta là giảm và hạn chế thiệt hại đối với bà con nông dân… Thưa ông, Cục Trồng trọt có khuyến cáo gì với nông dân trước thực trạng phân bón thật giả lẫn lộn? Để giúp nông dân sử dụng hiệu quả phân bón trong sản xuất, Cục Trồng trọt đã phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ như Trung tâm Khuyến nông, Vụ Khoa học công nghệ…cùng các trường, các viện trong và ngoài Bộ để đào tạo, hướng dẫn và định hướng cho người nông dân sử dụng phân bón làm sao cho hiệu quả nhất, sử dụng phân bón theo phương pháp “bốn đúng” để nâng cao hiệu suất trong sử dụng phân bón. Đồng thời, hướng dẫn bà con nông dân nhận biết được trường hợp nào là phân bón kém chất lượng và trường hợp nào là phân bón gây ra những tác hại không cần thiết đối với quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Những thông tin này đều thông qua hệ thống của khuyến nông, các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp tập huấn, đào tạo, tuy nhiên, những thông tin đó cũng chưa thể đến hết với nông dân. Vì vậy, có nhiều nơi, người nông dân vì ham rẻ hoặc vì mua phân bón ở những địa chỉ không rõ ràng hay quá tin vào những lời hướng dẫn, giới thiệu của các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón mà mua phân bón về sử dụng, chỉ đến vụ thu hoạch thì mới phát hiện ra đó là phân bón kém chất lượng. Tình trạng phân bón kém chất lượng đã tái din nhiều năm nhưng chưa thể kiểm soát được, vậy nguyên nhân do đâu? Để hạn chế tình trạng này, cần có biện pháp gì, thưa ông? Mặc dù các cơ quan chức năng đã có rất nhiều cố gắng để hạn chế tình trạng này nhưng tình hình chuyển biến vẫn chưa được như mong muốn mà chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. Đó là sản xuất kinh doanh phân bón chưa được đưa vào mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện. Sắp tới, về mặt văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước phải xác định sản xuất kinh doanh phân bón là một mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện bởi vì phân bón là một loại vật tư đặc biệt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, không thể một tổ chức hay cá nhân không đủ điều kiện trong sản xuất, kinh doanh cứ đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương là có giấy phép. Bộ NN&PTNT cũng đang thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ xây dựng Nghị định quản lý sản xuất kinh doanh phân bón. Điểm mấu chốt của nghị định là quy định sản xuất kinh doanh phân bón là một mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện. Mặt hàng này phải được quản lý theo nhóm 2 (nhóm quản lý theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia). Bên cạnh đó cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Nghị định 15 về xử phạt hành chính trong sản xuất kinh doanh phân bón. Hiện Nghị định 15 chưa đủ mạnh để răn đe và xử phạt những hành vi vi phạm. Mức xử phạt trong sản xuất kinh doanh phân bón hiện nay quá thấp, chỉ 40-50 triệu đồng/vụ vi phạm, khiến cho đối tượng thường xuyên tái phạm. Bởi vậy, Nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp chế tài đủ mạnh mới có sức răn đe… xử phạt thật nghiêm, thật nặng đối với những hành visản xuất kinh doanh phân bón kém chất lượng với các hình thức như: thu hồi giấy phép đăng kí kinh doanh, xử phạt bằng tiền… Xin cảm ơn ông! Hà Hạnh – Tiến Dũng (thực hiện

(028) 382 562 58

Hotline liên hệ

lienhe@pvfcco.com.vn

Email liên hệ

Số 43 Mạc Đĩnh Chi

P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-STTTT do Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Ban Biên tập: Ban Tiếp thị và Truyền thông PVFCCo

Đã thông báo Bộ Công Thương

Copyright © 2020 PVFCCo.

Top