Close
Close

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍTỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Search

Tin tức / Tin liên quan

 

Ngành phân bón: Tác động ngược của chính sách thuế VAT

14/04/2020

502 lượt xem

CafeF, 13/4
Các bất cập đó nhiều lần đã được các doanh nghiệp sản xuất phân bón kiến nghị đến các cơ quan quản lý và đề xuất sửa đổi Luật Thuế GTGT theo hướng đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với thuế suất 0% thay cho không chịu thuế, hoặc quay trở lại thuế suất 5% như trước.
Việc sửa đổi Luật 71/2014/QH13 theo hướng đưa sản phẩm phân bón vào diện chịu thuế suất VAT như trước đây, nhằm giúp doanh nghiệp phân bón trong nước có thể giảm giá thành sản xuất, đảm bảo an ninh nông nghiệp… đang là vấn đề hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, bản tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chi hay.
Trong những năm qua, Chính phủ có chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước, chủ động nguồn phân bón phục vụ nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu. Đây là một trong những chủ trương quan trọng giúp Chính phủ điều tiết cung cầu khi thị trường phân bón có biến động; giảm giá bán phân bón cho nông dân thông qua việc giảm thuế đối với phân bón là hợp lý.

"Tác động ngược" của chính sách thuế

Tuy nhiên, Luật thuế 71/2014/QH13 lại đưa mặt hàng phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT đã dẫn đến một số bất cập sau đây:
Thứ nhất, mặt hàng phân bón không được khấu trừ thuế GTGT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất phân bón, làm chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng lên, doanh nghiệp phải tính phần thuế GTGT không được khấu trừ này vào chi phí giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán nên không giảm được giá bán cho người nông dân.
Thứ hai, chi phí giá thành phân bón trong nước tăng, dẫn đến bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh thị trường với phân bón nhập khẩu, đặc biệt phân bón nhập từ Trung Quốc do phân bón nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT, giá bán giảm 5%.
Do vậy, phân bón nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá thành và giá bán, dẫn đến nhập khẩu phân bón tăng làm gia tăng nhập siêu và sản xuất phân bón trong nước phải thu hẹp quy mô sản xuất, sản lượng phân bón sản xuất trong nước sẽ không đủ để giúp Nhà nước điều tiết và quản lý giá khi giá phân bón thế giới biến động tăng, nông dân sẽ phải mua phân bón với giá đắt, thiệt hại thuộc về Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.
Việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện áp dụng thuế suất GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất và kinh doanh phân bón không được khấu trừ; doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5 – 8%, dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Như vậy, Luật 71/2014/QH13 trở thành rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về chiến lược phát triển phân bón và phân bón hữu cơ công nghệ cao trong nước. Lượng phân bón nhập khẩu tăng mỗi năm hàng nghìn tấn, là một minh chứng cho "tác động ngược" của chính sách thuế, vừa kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước, vừa gây thiệt hại cho người nông dân, chỉ phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh phân bón nhập khẩu.
Doanh nghiệp mất hàng trăm tỷ mỗi năm
(028) 382 562 58

Hotline liên hệ

lienhe@pvfcco.com.vn

Email liên hệ

Số 43 Mạc Đĩnh Chi

P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-STTTT do Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Ban Biên tập: Ban Tiếp thị và Truyền thông PVFCCo

Đã thông báo Bộ Công Thương

Copyright © 2020 PVFCCo.

Top