Close
Close

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍTỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Search

Tin tức / Báo chí và PVFCCo

 

Giải mã sự tăng giá của DPM

06/03/2012

583 lượt xem

 Cổ phiếu DPM của TCty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí thuộc nhóm các cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn chứng khoán, với mức tăng 31,9%, cao hơn mức tăng bình quân khoản 30%. Vì sao lại như vậy? 

Trong các Cty blues chip trên TTCK, thì DPM được đánh giá là Cty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, với nhà máy có công nghệ vượt trội, công suất lớn và ưu thế về nguồn nguyên liệu khí đã giúp giá thành DPM cạnh tranh với các Cty nước ngoài, điều mà rất khó DN nào trong nước làm được.

Sau 8 năm phát triển, thương hiệu Đạm Phú Mỹ được xem là số 1 VN, và Cty đã nắm giữ thị phần chi phối sản xuất phân bón của cả nước (chiếm khoảng 50% nhu cầu phân bón trong nước nếu chưa tính đến việc đảm nhận phân phối nhà máy Đạm Cà Mau).

Do vậy liên tục nhiều năm, tình hình kinh doanh của Cty luôn ở phát triển, đặc biệt năm 2011 trong khi nhiều Cty bị giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận thì DPM vẫn có mức tăng trưởng ngoạn mục.

Doanh thu đạt 9.763 tỉ đồng tăng gần 44%, lợi nhuận sau thuế đạt 3 .104 tỉ đồng tăng gần 82% so với năm 2010. Điều này có được là do giá phân bón trong nước tăng theo giá phân bón thế giới do nhu cầu đầu cơ hàng hóa nông sản.

Ngoài ra, trong khi cầu phân bón tăng mạnh thì nguồn cung trong nước lại giảm do các nhà máy sản xuất rơi vào thời kỳ bảo dưỡng, sửa chữa. Vì thế, PVFCCo với vị thế là Cty sản xuất phân bón lớn nhất VN hưởng lợi rất nhiều, giúp cho doanh thu và nhất là lợi nhuận tăng mạnh.

Ngoài ra, DPM là một trong số ít DN có nguồn tiền mặt dồi dào, do vậy trong lúc các DN khác lo chống đỡ lãi vay quá cao thì nguồn thu từ hoạt động tài chính tăng gần 50% của quý 4/2011 góp phần làm gia tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý năm 2012 được dự báo là năm khó khăn với ngành sản xuất kinh doanh phân bón. Ở trong nước đang có xu thế chuyển từ thiếu sang thừa cung một khi hai nhà máy Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc đưa sản phẩm ra thị trường.

Ngoài ra giá khí dự kiến sẽ tăng thêm 40% từ 4,59 USD lên 6,43 USD/triệu BTU trong năm 2012. Thêm vào đó, trên thị trường thế giới giá Urê đang giảm 30% so với năm 2011. Điều này có thể làm lợi nhuận của DPM bị ảnh hưởng mạnh khiến cho giá cổ phiếu sẽ bị suy giảm.

Bên cạnh đó, mặc dù với giá 32.000đ/CP hiện nay đã tăng khá mạnh so với mức tăng thị trường, nhưng các chỉ số P/B là 1,38 và P/E là 3,7 đều thấp hơn nhiều so với bình quân VN index hiện nay có P/B là 2,9 và P/E khoảng 11.

Do vậy nhận định trong ngắn hạn có thể giá DPM sẽ quay đầu theo sự điều chỉnh của thị trường, nhưng DPM xứng đáng nằm trong danh mục đầu tư của những nhà đầu tư giá trị còn nhiều khả năng tăng trưởng tốt trong giai đoạn sắp tới.

Nhận định DPM kể trên không bao gồm hiệu ứng hay mức tác động từ thông tin có khả năng DPM sẽ độc quyền phân phối thị trường phân bón VN, theo đề xuất từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia.

Trên thực tế thì hiện tại DPM đã dẫn đầu và chiếm phần lớn thị phần phân bón, nên nếu việc DPM nắm giữ vai trò điều tiết thị trường trở thành hiện thực, có khả năng sẽ không ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của DPM, ngoài tác động tích cực tới cung – cầu của thị trường phân nói chung và người sử dụng sản phẩm – nông dân – sẽ là đối tượng chính được hưởng lợi.

(028) 382 562 58

Hotline liên hệ

lienhe@pvfcco.com.vn

Email liên hệ

Số 43 Mạc Đĩnh Chi

P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-STTTT do Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Ban Biên tập: Ban Tiếp thị và Truyền thông PVFCCo

Đã thông báo Bộ Công Thương

Copyright © 2020 PVFCCo.

Top