Close
Close

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍTỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Search

Nông nghiệp Việt Nam: Thiết lập cán cân thương mại nông sản trong tương lai

24/04/2015

382 lượt xem

(Nguồn: Đại Đoàn Kết) Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản mạnh và tiềm năng xuất khẩu còn rất lớn với các mặt hàng: Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, điều, thủy sản, đồ gỗ… Với đóng góp thị phần đáng kể trên thế giới nên việc thay đổi sản xuất của Việt Nam về những mặt hàng này sẽ tác động mạnh đến thị trường thế giới.

Để nông sản Việt Nam có giá trị cần phát huy mạnh mô hình đối tác công – tư Tại Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á đang diễn ra tại Indonesia, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có lợi thế vì Sáng kiến tầm nhìn nông nghiệp mới do Việt Nam khởi xướng từ năm 2010 đã được các nước tập trung chú ý. Việt Nam cũng đang được đánh giá là điển hình xuất sắc trong mô hình đối tác công – tư; gắn kết sự tham gia của các bên liên quan (Chính phủ, doanh nghiệp, người nông dân) để phát triển sản xuất nông nghiệp.  Cung cấp sản lượng đáng kể về lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, Việt Nam còn là đối tác quan trọng góp phần hình thành sự ổn định, lành mạnh của tình hình an ninh lương thực thế giới và đang được coi là đối tác tiềm năng về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.  Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận lợi có không ít cảnh báo được đưa ra với ngành nông nghiệp khi khu vực Đông Á có nhiều nước, với các nông sản cùng thế mạnh đang khai thác chung thị trường. Nếu không có sự hợp tác khôn khéo sẽ tạo ra cạnh tranh gây bất lợi về giá cả và biến động thị trường khu vực, thế giới. Vì thế, gần đây chúng ta đã lựa chọn liên kết với các nước như Indonesia, Thái Lan, Malaysia về kinh doanh các mặt hàng như cao su, thóc, gạo… Xác định quy mô sản xuất những nông sản xuất khẩu chính cho phù hợp là vấn đề hết sức quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam cũng như các nước ở khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới. Hiện nay, nhiều nông sản ở Việt Nam đang phát triển vượt diện tích quy hoạch cũng đang là cảnh báo.  Bởi vậy, để hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững là nội dung được bàn thảo và đã được các các bên trong khối ASEAN, thống nhất phối hợp và tạo đồng thuận trong các hoạt động thương mại. Để tăng cường hơn nữa về doanh thu cho người nông dân, đảm bảo chất lượng các sản phẩm nông nghiệp thì hướng tới một quy mô sản xuất hợp lý, đảm bảo cân đối cung – cầu là việc cần làm của nền nông nghiệp Việt Nam trong thế kỉ mới. Nâng cao chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn phát triển bền vững, cùng nhau thông tin và chia sẻ kinh nghiệm phối hợp hành động là yếu tố sống còn để ngành nông nghiệp Việt Nam vươn lên!  Để nắm bắt cơ hội này, theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại kinh nghiệm của mình. Trong hội nhập và trong thời gian vừa qua, tuy là ngành kinh tế quan trọng nhưng nông nghiệp không được chú ý nhiều so với công nghiệp và các ngành khác. Ngành nông nghiệp với số lao động lớn, đã phát huy lợi thế, chấp nhận cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu vượt mức nhưng lực lượng doanh nghiệp của khối ngành này lại chưa phát triển tương xứng. Doanh nghiệp Nhà nước chậm chuyển đổi, không đóng được vai trò tiên phong trong việc áp dụng KHCN vào sản xuất cũng như xuất khẩu. Doanh nghiệp tư nhân của ngành này luôn có quy mô nhỏ và công nghệ sản xuất thấp kém. Điều này đã dẫn đến đứt gẫy giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ của nông nghiệp. Hệ quả là đã biến những thành tích sản xuất của nông dân thành tình trạng ùn ứ nông sản. Với làn sóng hội nhập sâu rộng như hiện nay, ngành nông nghiệp muốn phát triển thì phải rút kinh nghiệm và khắc phục nhanh chóng tình trạng trên. Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chúng ta đã xác định được những mặt hàng có lợi thế. Tuy nhiên, để tái cơ cấu ngành được như mong muốn thì các doanh nghiệp phải định hình rõ các thị trường mới sẽ tiến vào. Các ngành, các cấp như vận tải, giao thông, thương mại, cùng các hoạt động dịch vụ kinh doanh, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… cần phối hợp và liên kết hơn nữa với nông nghiệp.  Nếu các ngành này "bắt tay” và có thiện chí để chú ý đến nông nghiệp thì giá trị nông sản sẽ được nâng cao nhờ việc giảm các chi phí. Đồng thời, cần phối hợp, thống nhất làm rõ thông tin định hướng thị trường, nắm rõ từ đầu các đối tác nào đang đón đợi mua nông sản Việt. Nhanh chóng chấm dứt hình thức mua bán trung gian, thay vào đó là buôn bán nông sản qua sàn giao dịch, kho ngoại quan…
Phương Nguyên
(028) 382 562 58

Hotline liên hệ

lienhe@pvfcco.com.vn

Email liên hệ

Số 43 Mạc Đĩnh Chi

P. Đa Kao, Q. 1, Tp.HCM

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-STTTT do Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Ban Biên tập: Ban Tiếp thị và Truyền thông PVFCCo

Đã thông báo Bộ Công Thương

Copyright © 2020 PVFCCo.

Top