logo
  • EN
MUA NGAY
VN Tiếng Việt
Thay đổi ngôn ngữ
VN Tiếng Việt
EN Tiếng Anh

Tổng kết mô hình sử dụng Urê hạt đục tại Sóc Trăng

Thực hiện Hợp đồng chuẩn bị thị trường urê hạt đục đạm Cà Mau, trong ngày 13/3/2012, , Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau phối cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ, phối hợp với Trung tâm khuyến nông Sóc Trăng  tổ chức 02 hội thảo Tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân đạm hạt đục trên giống OM 6976 vụ đông xuân.

Được biết, thời gian xuống giống của mô hình trình diễn là ngày 1/12/2011 tại huyện Thạnh trị & huyện Ngã Năm – Sóc Trăng, năm suất ruộng mô hình sử dụng đạm hạt đục được đánh giá 8.5 tấn/ha.

Tham dự hội thảo có bà Lâm Thanh Tùng Chi cục phó Chi cục BVTV, Ông Phạm Lý Hòa Sang TP NN đại diện cho sỏ NN&PTNT, Ông Võ Quốc Trung TP kỹ thuật TT-KN, Ông Nguyễn Bá Tuấn TP KD – PVCFC và các ông/bà đại diện cho hội nông dân, đại diện chính quyền địa phương, tại các trạm BVTV, các trạm KN, bà Lưu Bích Thủy đại lý Hưng Thạnh, cơ quan truyền thông báo, đài truyền hình tỉnh cùng hơn 100 bà con địa phương tới tham dự/hội thảo.

Tại hội thảo, nông dân Nguyễn Văn Truyền xã Long tân – Ngã Năm chia sẻ “20 năm trước tôi đã sử dụng phân đạm hạt đục, sau này không thấy bán nữa. Năm vừa qua tôi được Công ty chọn làm mô hình, được cung cấp phân đạm hạt đục sử dụng. So sánh với phân đạm xanh tôi mua ở thị trường (750 ngàn đ/bao) giá cao hơn so với phân đạm Phú Mỹ 240 ngàn đồng/bao. Giai đoạn đầu ruộng sử dụng ure xanh tôi thấy chồi nhiều hơn, bông lúa nhiều hơn so với ruộng mô hình, còn ruộng mô hình lá lúa cứng hơn, dầy hơn, xanh bền, hơn bông lúa to hơn, hạt trắc nhiều hơn. Hôm qua cùng với cán bộ TTKN thu hoạch thử nghiệm năng suất của ruộng mô hình cao hơn ruộng sử dụng đạm xanh 200 kg/ha, chi phí ruộng mô hình lại thấp hơn 700 ngàn đồng/ha”.   

Phát biểu với hội thảo bà Lâm Thanh Tùng cho biết “Hội thảo đã đem đến cho đại biểu và bà con nhiều kiến thức và thông tin, trong đó có thông tin trong năm 2012 từ một nước phải nhập khẩu phân đạm, Việt Nam không những đã sản xuất được đủ phân đạm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn dư để xuất khẩu. Đây là thông tin rất mừng cho ngành nông nghiệp nói chung và bà con tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Nhà máy đạm Cà Mau được xây dựng trong khu vực đồng bằng song Cửu Long, rất thuận tiện cho việc vận chuyển và cung ứng kịp thời cho nhu cầu của bà con trong khu vực, giảm được cước vận chuyển, giảm được giá bán.”

“Ruộng trình diễn thí điểm sử dụng đạm hạt đục cho thấy kết quả rất tốt, năng suất rất cao, lúa chắc hạt, bông lúa dài hơn. Năng suất ruộng mô hình sử dụng đạm hạt đục được đánh giá cao hơn so với ruộng đối chứng sử dụng đạm Trung Quốc. Như vậy đã có đủ cơ sở để khuyến cáo bà con sử dụng đạm sản xuất trong nước Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ để thay thế được hoàn toàn việc sử dụng phân đạm nhập khẩu và đề nghị công ty khi đã sản xuất đủ nhu cầu trong nước, tính toán giá bán bằng hoặc thấp hơn phân đạm nhập khẩu và giữ giá ổn định cho bà con giảm được giá thành, yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, do Sóc Trăng là vùng đặc thù, có nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau, công ty triển khai, thực hiện thêm nhiều mô hình, nhieu hội thảo ở các vùng đất khác nhau, các vụ khác nhau để bà con được tai nghe, mắt thấy, hình thức này rất thực tiễn phổ biến được rộng rãi cho bà con và đem lại nhiều hiệu quả”. bà Lâm Thanh Tùng nói thêm.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các sự kiện: