logo
  • EN
MUA NGAY
VN Tiếng Việt
Thay đổi ngôn ngữ
VN Tiếng Việt
EN Tiếng Anh

Hội thảo Tổng kết mô hình sử dụng Urê hạt đục tại Cần Thơ và An Giang

Sáng 5/3/2012, thực hiện việc chuẩn bị thị trường cho sản phẩm Đạm Cà Mau, Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau phối hợp với Chi cục BVTV Cần Thơ, Chi cục BVTV Kiên Giang, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ tổ chức hội thảo Tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân đạm hạt đục trên giống lúa OM 2517, vụ Đông Xuân tại huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ. Đây là hội thảo thứ 4 được tổ chức trong đợt này.

Chủ ruộng Ông Hoàng Văn Thơ cho biết “Ruộng đối chứng sử dụng ure Trung Quốc dễ bón, dễ trộn, không chảy nước, bón trong vòng 3 ngày thì xanh đậm, sau đó xuống màu ngay. Còn ruộng trình diễn ure hạt đục lúa xanh chậm hơn, màu xanh giữ bền, màu lá lúa đẹp, lúa cứng cây, lúa chín đều chắc hạt. Nếu vụ hè thu có bán tôi tham khảo bà con trong xóm, bà con đăng ký sẽ mua nhiều” 

Năng suất mô hình trình diễn đạm hạt đục được đánh giá 7.6 tấn/ha, với giá lúa 5.000 đ/kg lợi nhuận được 29 triệu/ha, cao hơn so với đối chứng 5 triệu/ha, lúa cứng cây không đổ, tỷ lệ nhiễm rày nâu ít hơn so với đối chứng.

Chiều cùng ngày, Tổ công tác tổ chức hội thảo đánh giá tổng kết mô hình tại phường Vĩnh Lợi – Kiên Giang. Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Thêm – TP kỹ thuật sở NN&PTNT, bà  Võ Thị Hồng Thủy – Phó Chi cục BVTV, đại diện TT khuyến nông, đại diện chính quyền địa phương, viện lúa, Chi cục Quản lý chất lượng, đại lý phân bón trong hệ thống tiêu thụ đạm Phú Mỹ, các trạm khuyến nông, trạm BVTV, hội nông dân, cơ quan truyền thông tỉnh cùng hơn 120 bà con địa phương tới tham dự. Bà con và đại biểu được hướng dẫn đi tham quan, đánh giá mô hình, năng suất mô hình trình diễn đạm hạt đục được đánh giá 8 tấn/ha, tương đương so với đối chứng.

Phát biểu với hội thảo ông Nguyễn Văn Thêm –  TP NN Sở chia sẻ “Đây là mô hình trình diễn đạm hạt đục thứ 5 triển khai thí điểm tại Kiên Giang. Kết quả theo dõi, nghiên cứu và đánh giá khoa học đều  cho thấy mô hình sử dụng đạm hạt đục có các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây, số cây/m2, số bông/m2, số hạt chắc trên/bông, năng suất và chỉ tiêu theo dõi sâu bênh hại đều cho kết quả tốt, năng suất bằng hoặc cao hơn so với đối chứng”.

Với chức năng là cơ quan quản lý, Ông Thêm khuyến cáo bà con sử dụng phân đạm của nhà máy đạm Cà Mau, đạm Phú Mỹ thay thế phân đạm nhập khẩu theo thói quen trước đây, cùng với khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” và đề nghị Công ty sớm đưa đạm Cà Mau ra thị trường để phục vụ ngay cho nhu cầu vụ hè thu này, hiện nay một số địa phương của tỉnh đã bắt đầu xuống giống vụ hè thu sớm và đồng thời đề nghị  công ty triển khai, thực hiện thêm nhiều mô hình, nhiêu hội thảo ở các địa phương và các mùa vụ khác nhau để đánh giá và cho bà con được tai nghe, mắt thấy,  hình thức này rất thực tiễn và đem lại hiệu quả, để khuyến cáo cho bà con biết sử dụng.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các sự kiện: