logo
  • EN
MUA NGAY
VN Tiếng Việt
Thay đổi ngôn ngữ
VN Tiếng Việt
EN Tiếng Anh

Cơ hội đầu tư sang Campuchia

(Nguồn: Thời báo Ngân hàng) Môi trường đầu tư thuận lợi, cơ hội và tiềm năng lớn nên hiện có khá nhiều DN Việt Nam đã đầu tư chính thức vào Campuchia. Phần lớn các DN đã làm ăn thành công là những DN có tên tuổi ở Việt Nam, sau đó mở rộng sang thị trường Campuchia như: Sacombank, Agribank, BIDV, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn cao su, Tập đoàn than và khoáng sản, Tập đoàn dầu khí, Công ty phân bón Bình Điền…

Những năm gần đây, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia đang tăng tốc phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại song phương dự kiến vượt mốc 3 tỷ USD năm nay. Hiện Campuchia thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, không phân biệt DN trong và ngoài nước để thu hút đầu tư nước ngoài. Do công nghiệp của Campuchia chưa phát triển, dẫn tới tình trạng thiếu điện, nguyên liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng. Đây là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư Việt Nam cũng như hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Theo nhận định của một số chuyên gia, DN Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia nhờ vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hóa thuận lợi khi có cả đường sông, đường bộ, đường biển.

Đến thời điểm này Việt Nam và Campuchia đã thỏa thuận mở 10 cửa khẩu quốc tế và 12 cửa khẩu quốc gia, trong đó có 19 cửa khẩu đường bộ và 3 cửa khẩu đường sông. Hệ thống cửa khẩu này đã và đang giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước, sự giao lưu của dân cư hai bên nhanh chóng và thuận tiện.

Môi trường đầu tư thuận lợi, cơ hội và tiềm năng lớn nên hiện có khá nhiều DN Việt Nam đã đầu tư chính thức vào Campuchia. Phần lớn các DN đã làm ăn thành công là những DN có tên tuổi ở Việt Nam, sau đó mở rộng sang thị trường Campuchia như: Sacombank, Agribank, BIDV, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn cao su, Tập đoàn than và khoáng sản, Tập đoàn dầu khí, Công ty phân bón Bình Điền…

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), tính luỹ kế đến hết tháng 11/2012 tổng vốn đầu tư của Việt Nam sang Campuchia đạt 2,56 tỷ USD với 124 dự án. Trong thương mại, Chính phủ hai nước cũng đang hướng tới kim ngạch song phương đạt mốc 5 tỷ USD vào năm 2015.

Từ năm 2010, Việt Nam và Campuchia đã chính thức tổ chức Hội nghị hợp tác xúc tiến đầu tư cấp cao thường niên với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ hai nước nhằm lắng nghe ý kiến từ DN cũng như bàn thảo các chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hai nước làm ăn.

Cuối tháng 3 năm nay, trong một cuộc tọa đàm về đầu tư tại Phnom Penh, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng đã nhấn mạnh sẽ tiếp tục cấp phép cho các NHTM Việt Nam mở chi nhánh hoạt động tại Campuchia, tạo điều kiện vay vốn và hỗ trợ thanh toán cho các DN đầu tư tại thị trường này.

Tuy nhiên, đầu tư của các DN Việt Nam sang Campuchia trên thực tế chỉ mới chính thức tập trung mạnh từ năm 2009 đến nay, chủ yếu trong lĩnh vực hàng không, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, trồng và chế biến cao su, khai thác quặng, mía đường…

Bên cạnh những thành công đạt được khi đầu tư sang Campuchia, không ít DN Việt gặp khó khăn, hạn chế trong vấn đề vốn, môi trường kinh doanh, tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ với các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc… Theo các DN Việt Nam, vẫn còn không ít rào cản khi đầu tư vào Campuchia, đặc biệt nguồn lao động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như trình độ tay nghề. Nếu đưa lao động Việt Nam sang phải chịu thuế và chỉ được đưa sang không quá 10% trên tổng số lao động cần thiết.

Trong các thay đổi chính sách, đáng chú ý là thông báo ngày 4/9/2012 của Campuchia về việc tạm dừng việc khai thác gỗ tại tất cả các khu vực đất tô nhượng kinh tế có diện tích rừng già hoặc khu vực bảo tồn và khu vực rừng giữ lại. Trước đó, Thủ tướng Campuchia cũng đã ban hành Sắc lệnh về việc tạm dừng việc giao đất trồng cao su, khẳng định không giao đất thêm cho các dự án mới đến ngày 21/12/2015.

Việc điều chỉnh một số chính sách đầu tư nước ngoài của Campuchia sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới các dự án của nhà đầu tư Việt Nam. “Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, trường hợp gặp khó khăn vướng mắc, DN cần kịp thời báo cáo tới các bộ, ngành để có phương án tháo gỡ, hỗ trợ cho DN”, Cục Đầu tư nước ngoài khuyến nghị.

Nguyễn Minh