logo
  • EN
MUA NGAY
VN Tiếng Việt
Thay đổi ngôn ngữ
VN Tiếng Việt
EN Tiếng Anh

Nông nghiệp góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát

(Nguồn: Chinhphu.vn) – Sản xuất nông, lâm nghiệp- thủy sản 11 tháng qua đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng cùng với thành tựu cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

Kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng, giảm một số chỉ tiêu chủ yếu của nông, lâm nghiệp- thủy sản trong 11 tháng 2012 như sau:

 

Tốc độ tăng giảm (%). Nguồn: TCTK

Sản lượng lúa cả năm ước đạt 43,7 triệu tấn, đỉnh cao nhất từ trước tới nay, tiếp tục bảo đảm an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu với khối lượng đạt kỷ lục. Sản lượng lúa tăng khoảng 1,45 triệu tấn, tăng trưởng đạt được ở cả 3 vụ trong năm, trong đó vụ mùa ước tính tăng 176 nghìn tấn. Nhờ an ninh lương thực được bảo đảm nên các cây trồng khác được mở rộng diện tích và chăm sóc tốt đạt sản lượng cao nhất từ trước tới nay. Diện tích trổng cây phân tán, sản lượng gỗ, củi khai thác tăng khá và đạt đỉnh cao mới. Sản lượng thủy sản tăng khá, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng cao hơn.

Xuất khẩu nông, lâm- thủy sản 11 tháng ước đạt 25 tỷ USD, bằng gần một phần tư tổng kim ngạch của cả nước và tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm- thủy sản chủ yếu do tăng lượng xuất khẩu mang lại; nhiều mặt hàng vượt lên đứng thứ hạng cao, có một số mặt hàng đứng đầu thế giới. Do đặc điểm của nông, lâm nghiệp- thủy sản và kết quả xuất khẩu của nhóm ngành này nên đã góp phần kiềm chế nhập siêu (11 tháng cả nước xuất siêu 14 triệu USD).

Nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát. Tháng 11 so với tháng 10, trong khi giá tiêu dùng chung của cả nước tăng 0,47% thì giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,08% (trong đó thực phẩm giảm 0,21%). Tháng 11/2012 so với tháng 12/2011, trong khi giá tiêu dùng chung của cả nước tăng 6,52 % thì giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 0,73% (trong đó giá lương thực giảm 5,79%, giá thực phẩm chỉ tăng 0,67%). Tháng 11/2012 so với tháng 11/ 2011, trong khi giá tiêu dùng chung của cả nước tăng 7,08% thì giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 1,42% (trong đó giá lương thực giảm 4,47%, giá thực phẩm chỉ tăng 1,16%)

Nông nghiệp góp phần giải quyết công ăn việc làm cho những lao động ở các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và làng nghề bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm do bị ngừng hoạt động, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Với chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của bà con nông dân, nhiều đường làng ngõ xóm đã được mở rộng và kiên cố hóa, vừa góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vừa góp phần giảm lượng tồn kho nhiều loại vật liệu xây dựng…

Một số vấn đề đặt ra

Ngoài những vấn đề đã được đề cập nhiều (như năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng suất lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, cơ sở hạ tầng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…), trong bài này xin cảnh báo về giá thực phẩm, về một số tình trạng mua bán liên quan đến nông, lâm- thủy sản.

Về giá thực phẩm, mặc dù tháng 11 giảm và 11 tháng tăng thấp, nhưng chưa thể chủ quan vì 4 lý do.

(1) Về cung sản phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo kết quả điều tra 1/10 đã bị giảm tương đối sâu và ở cả 4 loại gia súc, gia cầm chủ yếu.

(2) Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm vào cuối năm nay và đầu năm sau theo thông lệ đều tăng cao (mùa cưới hỏi, lễ hội, đặc biệt là hai Tết Dương lịch và Âm lịch).

(3) Chăn nuôi đang gặp khó khăn lớn ở cả đầu vào (Giá thức ăn cao, tiếp cận vốn khó khăn, lãi suất cao, nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng, cơ sở chăn nuôi thu hẹp sản xuất…) và cả đầu ra (tiêu thụ chậm, giá bị giảm)

(4) Số liệu thống kê lịch sử cho thấy, tốc độ tăng giá thực phẩm trong 10 năm qua, cứ 2 năm tăng cao có 1 năm tăng thấp hơn (năm 2003 tăng 2,9% thì năm 2004 tăng 17,1%, năm 2005 tăng 12%; năm 2006 tăng 5,5% thì năm 2007 tăng 21,16%, năm 2008 tăng 26,53%; năm 2009 tăng 4,29% thì năm 2010 tăng 16,9%, năm 2011tăng 27,38% ). Nếu chu kỳ trên lặp lại thì năm 2012 sẽ tăng thấp (thực tế 11 tháng mới tăng 0,67%) và sẽ tăng cao từ năm tới và bắt đầu từ tháng 1, tháng 2. Số liệu thống kê lịch sử cũng cho thấy, giá thực phẩm thường tăng khá caovào những tháng đầu năm. Chẳng hạn, năm 2011, tháng 1 tăng 1,41%, tháng 2 tăng 2,73%,…

Minh Ngọc